Người mẹ : “Mẹ không có hứng làm việc gì cho con khi mà con không tôn trọng thoả thuận về việc quét phòng. Mẹ có cảm giác đã làm cho con rất nhiều mà không nhận được gì cả”.
Khi bố mẹ sử dụng “thông điệp ngôi thứ nhất” thể gặp phải 3 phản ứng sau đây của đứa trẻ :
- Lờ đi hoặc lảng đi. Trong trường hợp này cần nhấn mạnh thêm vấn đề cũng như yêu cầu của ta đối với trẻ.
- Đáp lại củng bằng một “thông điệp ngôi thứ nhất” : Đứa trẻ muốn ta cũng phải biết vấn đề của nó. Chẳng hạn ví dụ sau :
Mẹ : Mẹ vừa dọn nhà và không thích thấy nó lại bừa bãi khi con ở trường về. Mẹ đã phải quét dọn rất mệt.
Con trai : Con thấy rằng mẹ khó tính quá…
Trường hợp này cần nhớ lại qui tắc thứ nhất của chúng ta : Khi đứa trẻ có vấn đề, tỏ tình cảm… hãy sử dụng ngay cách “nghe tích cực” :
Mẹ : Con thấy khó giữ nhà sạch lắm à? Và như vậy là đòi hỏi nhiều quá à?
Đứa trẻ : Vâng.
Mẹ : Có thể như thế. Mẹ sẽ suy nghĩ. Nhưng hiện giờ mẹ thấy rất thất vọng vì đã mất công dọn nhà…
Thông thường khi đứa trẻ chắc chắn rằng bố mẹ dã hiểu những tình cảm của nó, nó sẽ thay đổi hành vi của mình, sẽ có ít đi độ xây dựng dối với tình cảm của bố mẹ. Mặt khác, chính cha mẹ có thể thay đổi tình cảm của mình khi hiểu hơn về “vâh đầ” của đứa trẻ. Câu chuyện về cậu bé sợ thở bằng mồm khi ngủ minh họa rõ điều này.
Đôi khi đứa trẻ luôn luôn từ chối thay đổi hành vi của nó dù cho nó đã hiểu tác động của hành vi này đối với bố mẹ. Chúng ta nói rằng đấy là lúc có sự xung đột về nhu cầu. Điều này là không thể tránh được và khi đó, chúng ta đứng truớc một thời điểm quan trọng của mối quan hệ. Trong phần sau chúng ta sẽ đề cập đến tình trạng này.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét