Bản chất của xung đột
Mâu thuẫn giữa “nhu cầu” của cha mẹ và nhu cầu của con cái không những là điều không thể tránh khỏi, mà còn xảy ra thường xuyên trong các gia đình. Đó là tình trạng khi mà các phương pháp nhằm thay đổi hành vi của trẻ không mang lại kết quả.
Xung đột là thời điểm thử thách của mối quan hệ, cho phép đánh giá “tình trạng sức khoẻ” của nó. Một cuộc khủng hoảng có thể làm suy yếu mối quan hệ, nhưng cũng có thể củng cố nó. Đó là một thời điểm kịch tính có thể gây ra những nỗi hận thù kéo dài, những vết thương tinh thần. Xung đột có thể dẫn con người tới sự chia ly, hoặc ngược lại, xích tới gần nhau hơn. Nó chứa những mầm mống của sự huỷ hoại, đồne thời cả những mầm mống cho sự thống nhất bền vững hơn. Nó có thể dẫn đến chiến tranh hoặc nguợc lại, dẫn đến sự thông cảm…
Ít các cha mẹ chấp nhận rằng xung đột là một phần của cuộc sống và không nhất thiết là xấu. Họ thường xem nó như cái cần phải tránh bằng mọi giá, kể cả xung đột cha mẹ – con cái và xung đột giữa con cái. Chúng ta cũng thường nghe thấy các đôi vợ chồng tự hào rằng họ không bao giờ phải cãi vã nghiêm trọng, dường như điều đó có nghĩa là quan hệ của họ đã thành công.
Xung đột, khi được thể hiện và chấp nhận như một hiện tuợng tự nhiên, là lành mạnh đối với trẻ em hơn nhiều so với điều bố mẹ chúng thường quan niệm. Đứa trẻ học được cách giải quyết xung đột và được chuẩn bị tốt hon để đối đầu với nó trong cuộc sống tương lai. Miễn rằng các xung đột trong gia đình được gỉải quyết một cách xây dụng.
Thật ra yếu tố quan trọng nhất của một mối quan hệ là cách thức nguời ta giải quyết xung đột, chứ không phải số lượng xung đột xảy ra. Yếu tố này cho phép xác định xem qụan hệ ấy có lành mạnh không, có sấu sắc và nồng nhiệt không. Bây giờ tôi tin rằng đó chính là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá một mối quan hệ.
Cuộc tranh giành quyền lực giữa cha mẹ và con cái. Ai thua ai được?
Thật hiếm khi có một cha mẹ nào lại không quan niệm về giải pháp của một cuộc xung đột như là một quan hệ được – thua. Cái quan niệm “thắng – bại” này là nguồn gổc của sự “lựa chọn” của họ : hoặc là bố mẹ “nghiêm khắc”, hoặc là bố mẹ “dễ dãi”! Chính vì thế họ thường xem quan hệ của họ với con cái như là một cuộc đấu tranh quyền lực, một trận chiến để phân nguời thắng kẻ thua.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét