Nếu một người bạn đến nhà và đặt chân bẩn lên một cái ghế đệm mới, chắc chắn bạn không nói :
- Bỏ chân ra ngay lập tức !
- Không bao giờ nên đặt chân bẩn lên ghế của nguời khác.
Đối với người lớn, ta muốn họ được tự giữ thể diện. Ta cũng nghĩ rằng họ đủ thông minh để tự tìm lấy giải pháp, một khi ta đã cho họ biết vấn đề tôn tại. Ta sẽ chĩ đơn giản phát biểu cảm tuởng của mình, và tin rằng nguời bạn sẽ tôn trọng tình cảm của ta :
- Tôi sợ rằng chân bạn làm bẩn cái ghế mới của tôi đấy.
- Xin lỗi, nhưng tôi vừa giặt đệm ghế xong đấy
Nói những lời xúc phạm, những đánh giá tiêu cực
- Phê phán, chỉ trích :
“Con phải hiểu điều đó chứ”, “Con chẳng biết suy nghĩ !”, “Không thể chịu nổi con !”
- Bình phẩm, chế riễu :
“Con chỉ là đứa bé đuợc nuông chiều”, “Thế nào, con tự hào với vai trò quấy nhiễu của con trong nhà chứ”, “Không xấu hổ à”
- Suy diễn, quy kết :
“Con làm thế chỉ để trêu tức bố mẹ”, “Con luôn muốn đùa nghịch mỗi khi mẹ có việc phải làm”.
- Lập luận, lên lớp :
“Ngắt lời nguời khác là không lịch sự”. “Tại sao con không thử ngoan ngoãn nghe lời…”
Đứa trẻ sẽ cảm thấy bất công những lời phán xét này, cảm thấy bị ghét bỏ. Tuân theo lời bố mẹ sẽ có nghĩa là chấp nhận những lời xúc phạm đó. Chúng thuờng sẽ cãi lại, cải chính hoặc công kích lại bố mẹ : “Chính mẹ cũng chẳng phải luôn luôn sạch sẽ” v.v…
Những lời phán xét tiêu cực thường xuyên của cha mẹ cũng có thể gây tâm lý mặc cảm ở trẻ. Tiếp nhận lâu dài ngay từ tuổi ấu thơ những đánh giá tiêu cực sẽ là mầm mống cho những khuyết tật khi trưởng thành. Và như vậy cha mẹ đã huỷ hoại dần mỗi ngày nhân cách của con mình, như những giọt nước rơi trên đá, đều đặn và không làm ai để ý, cho tới khi tảng đá bị bào mòn, bị hư hại.
Thông điệp ngôi thứ nhất và thông điệp ngôi thứ hai
Nếu xem xét lại những “thông điệp” có hại của cha mẹ đối với con cái, ta sẽ nhận thấy rằng chúng đều chứa đại từ nhân xưng ngôi thứ hai : “Con” :
“Con hãy thôi ngay”, “Tại sao con làm thế”, “Con xử sự như đứa con nít”, “Con thật là khó chịu”…
Trái lại, khi cha mẹ nói đơn giản với con những cảm giác của mình trước hành vi của nó, thì đó thường là một “thông điệp ngôi thứ nhất”:
“Mẹ không thể nghĩ ngơi khi bị quấy rầy thế này”.
“Bố không muốn chơi bây giờ khi bố đang mệt”.
“Mẹ rất nản lòng khi nhìn thấy nhà bếp vừa dọn xong lại bừa bãi thế này”.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét