Bây giờ chúng ta xem xét một bài toán khác : đó là khi hành vi cùa đứa trẻ khiến cha mẹ cảm thấy không chấp nhận đuợc. Tất nhiên là các cha mẹ cũne có những nhu cầu riêng của họ ; ở đây không phải đứa trẻ, mà chính cha mẹ không đuợc thoả mãn nhu cầu của mình. Chúng ta nói rằng đó là khi vấn đề thuộc về cha mẹ. Trong trường hợp này chính các cha mẹ sẽ là người mở đầu cuộc đối thoại.
Khi đứa trẻ gây ra vấn đề cho cha mẹ, chúng ta cần có một “kỹ thuật” giao tiếp hoàn tòan khác với trường hợp chính đứa trẻ có vấn đề. Khi cha mẹ không thỏa mãn vì đứa trẻ, họ có thể có những giải pháp sau đây :
- Cố gắng làm thay đổi hành vi của trẻ.
- Làm thay đổi môi trường.
- Tự mình thay đổi.
Trong phần này chúng ta sẽ xử lý khả năng thứ nhất.
Những cách thức không hiệu quả để “đụng đầu” với một đứa trẻ
Đưa ra giải pháp cho vấn đề
Bạn đã bao giờ ờ trong tình huống này chưa: Bạn sắp sửa làm một cử chỉ thiện ý với nguời bên cạnh để làm vui lòng họ thì cụt hứng vì đột nhiên người này gợi ý hoặc đòi hỏi bạn làm chính xác đúng cử chỉ đó ! Chắc bạn sẽ bực dọc bảo : Tôi không cần nguời ta phải nhắc tôi làm việc đó…, hoặc phật ý vì nguời ta đã tỏ ra thiếu tin tường vào bạn. Trong tình huống này, nguời ta đã “áp đặt” cho bạn giải pháp. Đó chính là điều mà cha mẹ rất hay làm đối với con cái. Họ không đợi con cái có dịp bộc lộ thiện chí, mà lập tức chỉ ra điều chúng “phải làm”. Chẳng hạn các cách thức sau đây :
- Ra lệnh, điều khiển :
“Thôi ngay, không đuợc giật áo mẹ”, “Lau chỗ bẩn đó đi”, “Mang trả mẹ cái đó ngay lập tức”.
- Cănh cáo, đe doạ :
“Nếu không dừng lại, mẹ sẽ phạt đấy”.
“Bố con sẽ bực mình nếu con cứ nghịch vào cái đó”. ỉ
- Lên lớp :
“Không được quấy rầy người khác khi nguời ta đang bận”.
‘’Cần dọn dẹp sau khi đã làm bừa ra”.
- Khuyên bảo, gợi ý :
“Tại sao con không ra ngoài kia chơi”.
Trẻ em không thích người ta chỉ cho chúng phải làm gì! Chúng luôn chống lại cách thức này. Việc áp đặt giải pháp với trẻ còn hàm ý cha mẹ coi nhu cầu của họ là quan trọng nhất, mà không để ý đến nhu cầu của chúng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét