Hạn chế thứ hai của việc sử dụng quyền lực là ở chỗ phương pháp này đòi hỏi những điều kiện chặt chẽ để thành công. Khi dùng phương pháp thưởng – phạt, phần lớn các cha mẹ thường vi phạm những qui tắc cần thiết cho hiệu quả của nó :
- Đứa trẻ phải có nhu cầu lớn “làm việc để được thưởng”
Nhiều bố mẹ cố tác động đến đứa con bằng những phần thưởng mà nó chẳng quan tâm gì lắm (ví dụ hứa với đứa trẻ rằng ta sẽ hát cho nó nghe một bài nếu nó chịu đi ngủ).
- Nếu hình phạt quá nặng nề đứa trẻ sẽ ”co rụt” lại không còn muốn nhúc nhích gì nữa.
- Phần thường phải đuợc cho đủ sớm để tác động đến trẻ. Nếu bạn nói với con bạn rằng ba tuần nữa nó sẽ được đi chơi nếu nó thực hiện ngay lập tức việc bạn giao bây giờ, thì bạn sẽ thấy rằng một phần thưởng xa xôi như thế rất thiếu sức mạnh !.
- Hệ thống thưởng – phạt phải được duy trì không đổi. Những ai đã nuôi súc vật biết rõ rằng rất khó dạy một con chó chỉ chơi trong sân nhà hay chia sẻ thức ăn của nó với những con chó khác V.V.. Vậy mà họ vẫn tin tưởng vào hệ thống thưởng – phạt để huấn luyện hành vi của con cái. Thưởng – phạt có thể là hiệu quả để dạy đứa trẻ đừng sờ mó vào đồ vật trên tủ hoặc ân nói lễ phép v.v… Thế nhưng rất khó dạy nó những hành vi phức tạp hơn như thực hiện công việc học tập, trung thực, thân ái với bạn bè, tinh thần trách nhiệm trong gia đình…
![]() |
Hậu quả quyền hành của cha mẹ đối với con cái rất khó lường |
Hậu quả của quyền hành cha mẹ:
Mặc dù những hạn chế này của quyền hành, đó vẫn là phương pháp được các bậc cha mẹ lựa chọn, dù họ thuộc vào tầng lớp nào trong xã hội. Điều làm ngạc nhiên là các bậc phụ huynh này luôn nhận thức được những hậu quả tai hại của việc dùng quyền lực. Khi được hỏi về ảnh hưởng đối với chính bản thân họ thời thơ ấu về việc cha mẹ họ sử dụng quyền lực, các bậc phụ huynh này đã nhớ lại những thái độ của họ trước quyền hành và các phương tiện họ đã dùng để chống lại quyền lực của cha mẹ:
* Chống đối, thách thức đáp ứng tiêu cực
Nhiều trẻ em chống lại quyền hành của bố mẹ bằng cách làm chính xác những gì ngược lại điều mà bố mẹ đòi hỏi. “Em chẳng cố gắng để được kết quả tốt ở trường, bởi vì bố mẹ đã ra sức thúc đẩy em phải là học sinh giỏi. Nếu em được điểm tốt thì họ thoả mãn như là họ đã có lý hay là đã chiến thắng,! Em không thích mang lại sự thoả mãn này. Em chẳng học !”
0 nhận xét:
Đăng nhận xét