Theo một trong những niềm tin vốn đã được phổ biến nhất về giáo dục trẻ em, thì cha mẹ nên và cần sử dụng quyền lực của mình để điều khiển, uốn nắn trẻ. Theo tôi thì chính niềm tin đó từ hàng thế kỷ nay đã ngăn cản mọi thay đổi và tiến bộ trong cách thức giáo dục trẻ em.
Thực tế, dưới mắt trẻ nhỏ, cha mẹ bao giờ cũng có “tầm cỡ” to lớn hơn, do sự hiểu biết và kinh nghiệm của họ. Trẻ nhỏ gắn cho bố mẹ đủ thứ phẩm chất và khả năng. Nhưng rồi lớn dần lên, chính chúng sẽ nhận thấy cha mẹ không quá “thần thánh” như chúng tưởng. Chúng sẽ hiểu rằng sự khôn ngoan không nhất thiết tỷ lệ với tuổi tác… Nhiều bậc phụ huynh không dễ thùa nhận điều này, mặc dù, điều đáng ngạc nhiên là, khi họ nói về cha mẹ của họ, họ lại dễ dàng nhìn thấy những sai lầm và hạn chế. Trái lại, họ hết sức phản đối rằng bản thân mình cũng có nhiều sai lầm như vậy.
![]() |
Những hạn chế trong quyền hành của cha mẹ |
Ngoài quyền hành và ảnh hưởng có được do “kích thước tâm lý” này, các bậc cha mẹ còn có quyền lực đối với trẻ do chỗ chúng phụ thuộc vào họ. Nhưng ở đây cũng thế, loại quyền lực này cũng giảm đi khi đứa trẻ lớn lên. Trái lại, khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ có thể điều khiển hành vi của chúng bằng cách “thưởng - phạt”, hoặc hứa hẹn “thưởng – phạt”, giống như phương pháp của những người dạy thú.
Những hạn chế của quyền hành cha mẹ:
Như đã nhận xét, cha mẹ sẽ không tránh khỏi mất dần quyền lực của mình. Để biện pháp thưởng – phạt có kết quả, đứa trẻ phải bị phụ thuộc đủ nhiều vào bố mẹ, và liều lượng thưởng – phạt phải đủ lớn để tác động đến chúng.
Hiển nhiên rằng cùng với thời gian, đứa trẻ sẽ ngày càng tìm được cách để “độc lập” hơn đối với cha mẹ, chúng lại tự có nhiều “phần thưởng” khác trong các hoạt động riêng của mình (trường học, bạn bè…).
Và phương pháp thưởng – phạt của cha mẹ ngày càng kém hiệu lực. Tôi cho rằng các lý thuyết về “Sự khủng hoảng của tuổi thiếu niên” thường nhấn mạnh không đúng trên các yếu tố như là : sự thay đổi thể chất, sự xuất hiện tình dục, những đòi hỏi xã hội, sự chuyển tiếp giữa tuổi thơ và tuổi trưởng thành v.v… Theo tôi, thời kỳ này là khó khăn đối với cha mẹ và với trẻ em chủ yếu là vì trẻ trờ nên khá độc lập với bố mẹ đến nỗi họ không thể dễ dàng điều khiển được chúng nữa.
Vì phần lớn cha mẹ sử dụng phổ biến hệ thống thưởng – phạt, xuất hiện những phản ứng nổi loạn”, thậm chí “hận thù” ở thiếu niên. Các phụ huynh thường cho rằng đó là những đặc tính không tránh khỏi của tuổi thiếu niên. Tôi không tin như vậy. Ở tuổi thiếu niên, trẻ em không “nổi loạn” chống lại cha mẹ, chúng nổi loạn chống lại quyền hành của họ.
Sự sử dụng quyền lực để thay đổi hành vi của trẻ như vậy có giới hạn nghiêm trọng. Quyền lực nạy sẽ mất đi nhanh chóng hơn là các bậc cha mẹ tưởng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét