Giai đoạn từ 0 đến 6 tháng tuổi
Giai đoạn này trẻ thường
ngủ nhiều, khi thức, trẻ sẽ quan sát không gian xung quanh, vì vậy cha mẹ có
thể giao tiếp với trẻ bằng mắt, hãy luôn vui vẻ, chơi cùng trẻ, nó sẽ giúp trẻ
ghi nhớ được hình ảnh của cha mẹ.
Trong giai đoạn này, trẻ
cũng có thể nghe được những âm thanh xung quanh, cha mẹ nên thường xuyên trò
chuyện cùng trẻ, đôi khi có thể bắt trước theo những ngôn ngữ mà trẻ phát ra để
kích thích khả năng giao tiếp của trẻ.
Một nghiên cứu tại Đại học McGill,
Canada, về những kiểu trò chuyện, giao tiếp của trẻ sơ sinh cho biết trẻ sơ
sinh thích nghe những âm thanh từ các bạn cùng tuổi và thường có các phản ứng rõ
ràng hơn. Bằng cách đo thời gian mỗi âm thanh thu hút sự chú ý của trẻ, các nhà
nghiên cứu phát hiện bé có hứng thú với các âm thanh bắt chước của trẻ sơ sinh.
Trung bình, trẻ sơ sinh lắng nghe các âm thanh giống mình lâu hơn 40% so với
việc lắng nghe tiếng của một phụ nữ. Một số bé đã thể hiện sự quan tâm của mình
theo những cách khác nhau. Khi nghe tiếng người lớn, trẻ vẫn bình thường nhưng
khi những âm thanh giống trẻ sơ sinh phát ra, bé sẽ mỉm cười hoặc di chuyển
miệng hoặc thậm chí làm cả hai trong lúc lắng nghe. Trẻ dường như nhận ra rằng
đây là âm thanh mà mình có thể tự tạo ra nếu cố gắng dù chưa bao giờ nghe qua
trước đây. Điều này giúp bạn dễ hình dung quá trình phát triển khả năng nói và
sử dụng từ ngữ của bé.
Hát ru là một phương
pháp rất hiệu quả bởi tiếng hát ru nhẹ nhàng, dễ thấm sẽ giúp trẻ ghi nhớ được
dễ dàng. Cha mẹ nếu không biết hát ru có thể cho trẻ nghe nhạc nhẹ nhàng. Những
âm thanh quen thuộc được phát ra trong gia đình sẽ giúp trẻ dần ghi nhớ trong
não bộ.
Giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi
Trong giai đoạn này, trẻ
đã có khả năng phân biệt được người thân, bạn có thể hướng dẫn và gọi tên các
đồ vật xung quanh, nó sẽ giúp trẻ ghi nhớ được tên đồ vật, màu sắc. Trong giai
đoạn này cha mẹ vẫn nên duy trì việc hát ru và cho trẻ nghe nhạc.
Trong giai đoạn này cha
mẹ cũng có thể đọc sách hoặc truyện cho bé nghe. Nếu đọc truyện, cha mẹ nên
chọn truyện tranh, có hình ảnh to đẹp và nhiều màu sắc. Khi đọc truyện, cha mẹ
nên đọc diễn cảm để trẻ có thể cảm nhận được sự khác nhau của âm điệu từ đó
phát triển được tư duy về cảm xúc trong tương lai. Việc đọc sách và kể chuyện
cần được thực hiện từ cha mẹ, tuyệt đối không để các thiết bị điện tử thông
minh làm thay việc này. Bởi nếu cha mẹ sử dụng chúng trẻ sẽ bị phụ thuộc vào
thiết bị, không khuyến khích được trẻ giao tiếp với cha mẹ sau này.
Giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi
Hầu hết ở giai đoạn này
một trẻ bình thường có phát âm và định tên được đồ vật xung quanh. Tuy nhiên,
hầu hết âm của trẻ phát ra chưa được chuẩn xác, một số trẻ vẫn còn bị ngọng.
Cha mẹ nên kiên nhẫn hướng dẫn trẻ đọc lại những từ mà trẻ phát âm chưa chính
xác bởi giai đoạn này là giai đoạn dễ sửa nhất cho trẻ.
Khi trẻ lên 3 tuổi mà
vẫn chưa phát âm được, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để bác sĩ hướng dẫn và tư vấn
cách xử lý. Bởi có một trẻ bị dính thắng lưỡi bẩm sinh, việc này sẽ gây khó
khăn trong việc phát âm của trẻ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét