nuôi dạy con

Phương pháp “Thắng - Thua” không mang lại hiệu quả

Giải pháp của người bố đuợc áp đặt. Nicôn không hài lòng, nhưng phải tuân theo vì sợ bị phạt. Còn đây là khả năng thứ hai: đứa trẻ cố gắng dùng sức mạnh của nó chống lại và kết cục bố mẹ đã lùi bước.

Nicôn: Trời không mưa to lắm.

Bố: Nhìn xem…

Nicôn: Nhưng con không muốn mặc áo mưa. Con ghét mặc áo mưa lắm.

Bố: Bố muốn con hãy mặc nó.

Nicôn: Con ghét cái áo này, con sẽ không mặc đâu. Nếu bố bắt con, con không chịu đâu…

Bố: Thôi kệ ! Bố không muốn tranh cãi với con. Cứ mà đi đầu trần đến trường.

Hai phương pháp này có điểm chung là mỗi bên đều cố bảo vệ quan điểm của mình và không để ý đến nhu cầu của bên kia. Để làm việc đó, mỗi bên sẵn sàng dùng sức mạnh nếu cần thiết.



Tại sao phương pháp thứ nhất không cố hiệu quả

    Các cha mẹ áp dụng phương pháp này phải trả giá cao cho “thắng lợi” của mình. Đứa trẻ bị bắt buộc, tuân theo bố mẹ một cách miễn cuỡng, vì nó không được tham gia vào việc tìm ra giải pháp cho vấn đề. Thông thường đứa trẻ tiếp tục tìm cách tỏ ra sự chống đối, chẳng hạn chỉ thực hiện qua loa, lấy lệ. Bố mẹ ’’thu” được sự vâng lời, nhưng đồng thời với nỗi hận thù.

Đó là cái giá phải trả – mầm mống huỷ hoại quan hệ tình cảm đáng có giữa bố mẹ và con cái. Còn có những cái giá khác phải trả : bố mẹ phải mất nhiều công sức, thời gian để kiểm tra xem đứa trẻ có thực hiện quyết định không; và đứa trẻ sẽ không thể phát triển tinh thần tự giác kỷ luật.

    Các ba mẹ sử dụng phương pháp này thường biện hộ rằng đó là cách nhanh nhất để giải quyết xung đột. Nhưng nếu ta tính cả thời gian phải bỏ ra để theo dõi, giám sát, và liên tục phải nhắc nhở, lặp lại các mệnh lệnh đối với đứa trẻ luôn tỏ ra miễn cuỡng, bất hợp tác…?

Sự bất họp tác của đứa trẻ là luôn xảy ra trong việc thực hiện những nhiệm vụ đuợc phân bổ bởi phương pháp thứ nhất. Một đứa trẻ “bất hợp tác” chỉ đơn giản là đứa trẻ bị tuớc đoạt khả năng hợp tác bởi việc độc đoán áp đặt giải pháp của bố mẹ. Cân nhắc lại rầng sẽ rất sai lầm khi cho rằng một đứa trẻ liên tục phải thực thi một việc nào đó theo kỷ luật áp dặt bởi bố mẹ, sẽ dàn dần trở nên có kỷ luật tự giác và tinh thần trách nhiệm.

Ngay cả một số trẻ em “dễ bảo”, dễ thích ứng với sự độc đoán, cũng sẽ trở nên những con nguời thụ động, trông chờ vào quyền lực bên ngoài khi chúng truởng thành. Nếu có một điều mà các bậc cha mẹ phải nhó, thì là điều này : Mỗi lần người ta bắt ép trẻ em làm một việc gì đó bằng sức mạnh hoặc quyền lực, thì một lần người ta đã tước bỏ một dịp phát triển tỉnh thần kỷ luật và trách nhiệm ở đứa bé.

About Sắc Màu Cho Bé

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.