Sáclơ, 17 tuổi, quen với bố mẹ rất nghiêm khắc trong việc kiểm soát công việc học tập, đã thú nhận với tôi: “Mỗi khi bố mẹ đi vắng, em không thể nào tắt được tivi và tự quyết định đứng dậy đi làm bài. Em đã quen quá với việc nhận mệnh lệnh. Tự em không cổ đủ sức mạnh để bắt tay vào công việc…”. Tôi nhớ lại những lời thú nhận của một số thiếu niên phạm tội : “Tôi đã muốn chấm dứt việc làm của mình, nhưng tôi cảm thấy bất lực. Hãy giúp tôi làm điều đó”..
![]() |
Dạy con bằng kiến thức |
Ít khi các bậc cha mẹ suy nghĩ nghiêm túc về hậu quả của sự “nghiêm khắc” của họ. Họ sử dụng quyền lực một cách tự nhiên, như là điều tất yếu. Mặc dù chính họ cũng đã từng là trẻ em và đã từng tỏ ra cùng một thái độ, thói quen để thích nghi với quyền lực của cha mẹ.
Tại sao phương pháp thứ hai không có hiệu quả
Những đứa trẻ đuợc “nuông chiều”, trái lại với trường hợp trên, sẽ không trở thành những con nguời “nổi loạn”, “hận thù”, nóng nảy hay phụ thuộc…
Những ’ đứa trẻ quen chiến thắng đã học được cách kết tội bố mẹ, nói những điều độc ác, xúc phạm. Chúng trở thành thô bạo, thất thường, bột phát. Chúng quan niệm rằng nhu cầu của bản thân là quan trọng số một và trở nên ích kỷ chỉ biết đòi hỏi. Trong cuộc sống, chúng chỉ muốn “lấy” mà không “cho”, và rất khó thích nghi với trường học.
Mặc dù một vài nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ này có nhiều khả năng trở nên sáng tạo hơn những trẻ em sống trong các gia đình áp dụng phương pháp thứ nhất, nhưng cha mẹ phải trả giá cao cho việc này, vì thông thường họ không thể chịu đựng mãi.
Có thể hậu quả nặng nề nhất của phương pháp thứ hai ở chỗ nó tạo nên ở trẻ em cảm giác bất ổn về tình cảm của bố mẹ. Phản ứng này là dễ hiểu nếu ta thử tưởng tượng xem các ông bố, bà mẹ này phải khó khăn biết bao để có tình cảm và sự chấp nhận đối với những đứa trẻ luôn luôn “đánh bại” họ.
Nếu trong các gia đình sử dụng phương pháp thứ nhất, trẻ em ôm mối hận đối với cha mẹ, thì ở đây ngược lại. Và ta không ngạc nhiên nếu những trẻ em được đối xử theo phương pháp thứ hai thường cảm thấy mọi người xung quanh không yêu mến chúng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét