chơi với con

Nên cho bé chơi gì khi mới biết đi và những lưu ý các mẹ nên biết

Giai đoạn em bé mới biết đi thật đặc biệt, có những bậc cha mẹ cảm thấy vô cùng hào hứng và thích thú nhưng cũng có những cha mẹ cảm thấy giai đoạn này khá mệt mỏi và căng thẳng khi không thể dời mắt khỏi em bé của mình một phút giây.

Đây là giai đoạn em bé đang phát triển mọi mặt. Em bé sẽ tự mình khám phá thế giới quan quanh mình, chủ động đi đến những chỗ mà bé thích. Bé đã hiểu gần hết những điều bé nghe thấy tuy nhiên bé chưa biểu hiện rõ nhu cầu và mong muốn của mình.
Bé muốn tự mình làm mọi việc nhưng khả năng và kĩ năng còn hạn chế. Hành động của bé được hình thành phần lớn từ sự thôi thúc bởi niềm đam mê đối với nguyên nhân và tác động.
Trẻ khi mới biết đi luôn tràn đầy năng lượng. Bé có thể vẫn giữ nhịp sinh hoạt hàng ngày nhưng có thể sẽ bỏ qua những giấc ngủ ngắn trước đây và có thể hình thành 2 giấc ngủ chính: giấc ngủ trưa và giấc ngủ đêm. Vì thế cha mẹ có thể hình thành nếp sinh hoạt giấc ngủ cho trẻ trong giai đoạn này.
Nhiều người cho rằng hoạt động theo nhóm tại trường mầm non hoặc trung tâm trông trẻ ban ngày sẽ đem lại lợi ích cho trẻ nhưng thực sự thì trẻ mới biết đi không học được nhiều trong hoạt động nhóm.
Trẻ mới biết đi học hỏi được nhiều nhất qua những cuộc khám phá độc lập của bản thân và sự tương tác với người thân, cha mẹ vì trẻ được thôi thúc khả năng học hỏi, tham gia vào các hoạt động dựa trên sở thích và thái độ khi chơi đùa của trẻ.
Theo bản năng thì cha mẹ và những người chăm sóc trẻ đang làm mọi việc để kích thích trẻ học tập.
Ví dụ như:
• Khi trò chuyện bằng điện thoại, hỏi trẻ: " Tai con đâu nhỉ?"
• Khi thay quần áo cho con, cha mẹ giơ lên ngang tầm mắt,chơi ú oà với trẻ
• Cha mẹ cho phép trẻ treo nồi, chảo trong bếp
Các hoạt động vui chơi, nhảy nhót giúp trẻ phát triển thể chất trong khi những hoạt động như chơi với bột nặn, bút màu lại giúp trẻ phát triển kĩ năng vận động và kích thích khả năng sáng tạo.
Như vậy trẻ mới biết đi cần môi trường có thể kích thích trẻ thật nhiều trải nghiệm, có như vậy trẻ mới phát triển tốt. Cha mẹ nên phối hợp các hoạt động hướng vào ý thức và hoạt động thể chất.
Một lịch vui chơi nhất quán mỗi ngày sẽ giúp trẻ biết mình sẽ làm được những gì, giúp trẻ tự khám phá bản thân để hình thành tính tự lập cho trẻ.
Trẻ rất thích những điều quen thuộc được thể hiện trong bài hát, câu thơ, chuyện kể, các đồ chơi thủ công, các trò chơi giản đơn và trẻ cũng thích sự mới lạ mỗi ngày.

Cha mẹ nên dành cho con 30 phút mỗi ngày được ra ngoài dạo chơi, tiếp xúc với nhiều người và cho con được khám phá thế giới. Trẻ sẽ học hỏi được nhiều nhất khi đam mê thôi thúc chúng khám phá. Vì thế cha mẹ hãy quan sát con hàng ngày để khám phá xem niềm đam mê của con là gì. Trẻ dưới 3 tuổi nắm vững kĩ năng thông qua sự lặp lại hoạt động phù hợp với trẻ. Nếu trẻ không thích hoạt động nào đó, cha mẹ nên dừng lại một thời gian và thử lại sau một tuần, 1 tháng hoặc thời gian dài hơn.
Lưu ý khi cha mẹ chuẩn bị trò chơi cho trẻ mới biết đi:
• Cha mẹ nên đảm bảo ngôi nhà an toàn cho trẻ mới biết đi
• Để xa những vật dụng nhọn, đồng xu, viên bi hạt cườm vì nó có thể gây nguy hiểm cho trẻ
• Cha mẹ cần đảm bảo nền nhà không trơn trượt.
• Cha mẹ lựa chọn cho bé loại giày phù hợp để tập đi
Một số ý tưởng để làm đồ chơi cho trẻ tập đi
Hộp đồ chơi cho bé

Cha mẹ có thể chuẩn bị cho con các hộp đồ chơi theo chủ đề. Mẹ có thể dùng hộp làm từ bìa các tông sau đó tô màu hoặc dùng hộp nhựa, mây tre đan, … Miễn là hộp có kích thước vừa phải, màu sắc khác nhau, sặc sỡ và các hộp đều được dán rõ chủ đề. Các chủ đề gợi ý như sau:
• Hộp đồ dùng làm bếp
+ Mẹ có thể mua ở siêu thị các dụng cụ làm bếp bằng nhựa sau đó cho vào hộp này
+ Các vật dụng thêm vào: tạp dề, mũ làm bếp, găng tay bếp
• Hộp đồ chơi ngày mưa
+ Các món đồ dùng mới: miếng hút ẩm, bút nhớ nhiều màu, giấy nhớ nhiều màu, đất nặn
+ Món đồ chơi mới hoặc món đồ mà đã rất lâu rồi bé không chơi đến
+ Một cuốn truyện nhỏ, sách vải, băng đĩa nhạc
+ Các món đồ hoá trang hấp dẫn
+ Đồ chơi xếp hình, chia thành từng túi nhỏ
• Hộp đồ chơi du lịch
+ Cha mẹ có thể cho quần áo người lớn, giầy dép bông đi trong nhà, mũ, khăn, găng tay, đồ trang sức, tóc giả, ví và có thể là cả quyển hộ chiếu đã hết hạn của bố mẹ 
• Hộp đồ chơi làm việc nhà
+ Cha mẹ dùng những mảnh vải nhỏ, khăn nhỏ hoặc miếng bọt biển để bé có thể dùng lau nhà hay bàn ghế, tủ lạnh
+ Cha mẹ dùng 1 chiếc hộp nhỏ rỗng ( có thể à hộp cafe, bánh, trà)… sau đó ghi những tờ giấy nhiều màu sắc để trẻ bốc thăm công việc sẽ làm giúp bố mẹ. Ví dụ: cất quần áo vào ngăn tủ của bé, cất khăn, lau bàn, lau bát nhựa, lau tủ lạnh, lấy đồ vật cho bố mẹ, cất đồ chơi vào giỏ nhựa….
• Hộp đồ chơi đam mê
+ Chơi chai và nắp
+ Kẹp quần áo gỗ
+ Quả bóng trong tròn
+ Vui chơi với hộp giấy
+ Lon đựng kẹp quần áo
+ Túi đá nhiều màu
+ Bức tranh kì diệu
+ Túi sơn nhiều màu
+ Vòng đeo tay bằng chuông quả lắc
+ Bé chơi xếp hình
+ Xâu chuỗi hạt
• Hộp đồ chơi vui nhộn
+ Búp bê và các phụ kiện cho búp bê
+ Chuỗi hạt mà bé có thể ăn được như hạt ngũ cốc có lỗ tròn ở giữa và cha mẹ xâu lại
+ Nam châm và chiếc chảo kim loại nhỏ xíu
+ Các đồ chơi đơn giản bằng gỗ
+ Đồ ăn nhẹ
+ Giấy dán và sổ dán giấy
• Hộp đồ chơi theo sở thích của bé
+ Thường mỗi bé có sở thích riêng của mình nên cha mẹ có thể chuẩn bị hộp này bao gồm những gì mà bé thích như ô tô, siêu nhân, máy bay cho bé trai hay búp bê, đồ trang điểm bằng nhựa, gấu bông cho bé gái
Để trẻ em phát triển tốt nhất và thông minh, cha mẹ nên lập kế hoạch vui chơi cho trẻ theo tuần và sau đó có thể đính vào giấy nhớ ở tủ lạnh để không quên. Từ bảng kế hoạch này cha mẹ sẽ có thể sáng tạo thêm các hoạt động khác nhau hoặc tìm kiếm các vật dụng phù hợp cho trẻ chơi.
Bất kì khi nào cha mẹ có ý tưởng mới để vui chơi với con thì cha mẹ nên ghi lại và xem ý tưởng nào khả thi có thể triển khai nhanh nhất thì cha mẹ cùng thực hiện luôn.
Cha mẹ cũng có thể tích trữ tủ đồ chơi cho bé. Những vật dụng gia đình không dùng đến mà hiện tại chưa phù hợp cho trẻ chơi thì cha mẹ có thể cất đi để sau này cho trẻ chơi khi phù hợp. Cha mẹ nên phân loại luôn tránh sự lộn xộn và sau này dễ đưa ra cho trẻ chơi.
Các gợi ý như sau:
• Cúc áo
• Catalog màu sắc
• Bóng tennis hoặc quả cầu lông, quả bóng bàn
• Đũa kim loại nhiều kích cỡ
• Nắp chai
• Giỏ đựng trái cây
• Bìa các tông
• Vỏ hộp ngũ cốc
• Vỏ lon sạch
• Đồng xu
• Túi giấy nhiều kích cỡ
• Kẹp giấy
• Đĩa, ly, bát giấy
• Lõi cuộn giấy vệ sinh
• Ảnh người thân và bạn bè
• Quả thông hay các loại quả khô
• Hộp sữa chua đã rửa sạch
• Bút nhớ nhiều màu
• Phong bì
• Thiệp mừng
• Que kem đã rửa sạch
• Các viên đá nhiều màu sắc, hình dạng (ko có cạnh sắc)
• Hộp đựng gia vị rỗng
• Giấy ráp
• Nam châm nhiều màu
• Vỏ sò, vỏ hến
• Hộp đựng giầy có nắp
• Chai nước rỗng
• Hộp bánh bằng kim loại
• Quyển lịch cũ
• Báo và tạp chí cũ
• Quần áo cũ và phụ kiện để bé chơi búp bê
• Găng tay, tất
• Chăn cũ
• Bàn chải đánh răng cũ
• Tem
• Các loại giấy dán
• Que nhựa quấy đồ uống
• Ống chỉ
• Các mẩu gỗ
Các món đồ cha mẹ nên mua cho bé:
• Quả khí cầu
• Hạt cườm loại to dành cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi
• Quả chuông
• Phấn màu
• Kéo dùng cho trẻ cắt giấy an toàn
• Giấy màu
• Kẹp quần áo loại có lò xo
• Giấy bóng kính nhiều màu
• Giấy thủ công nhiều màu
• Dây chun
• Keo dán
• Băng dính
• Kẹp giấy
• Giấy lót cốc, đĩa
• Bút chì màu
• Gọt bút chì
• Bút bi
• Quả trứng nhựa
• Kẹo cao su
• Thước kẻ
• Miếng bọt biển
• Giấy dán
• Ống hút
• Khăn giấy
• Bút xoá
• Thìa gỗ
• Túi nhựa trong
=> Lên thử 1 kế hoạch 1 tuần chơi với trẻ

About Sắc Màu Cho Bé

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.