nuôi dạy con

Cha mẹ nên tiết chế quyền lực để trẻ không áp lực

Trẻ em cũng mong muốn biết rõ những giới hạn này, nhưng không thể nói rằng chúng muốn cha mẹ ấn định những ràng buộc đó. Cũng như tôi không thích nghe vợ tôi nói : “Tôi không thể cho phép anh đi choi gôn sau giờ làm việc. Đó là qui tắc…”.

Tôi không thích cách sử dụng quyền lực này. Trẻ em cũng không thích nguời lớn đơn phương áp đặt ra các qui tắc. Chúng muốn tự mình làm điều đó, cũng như người lớn, chúng thích giữ một qưyần tự trị nào đó. Thực ra trẻ em thích nguời ta chấp nhận mọi hành vi của chúng, cũng như tôi thích vợ tán thành vô điều kiện mọi hành vi của mình.

Tuy nhiên, tôi biết rằng điều đó là không thể được. Và trẻ em cũng hiểu rằng cha mẹ không thể tuân theo mọi sở thích của chúng.
Dạy trẻ đúng cách

Người ta cũng thường biện hộ rằng việc sử dụng quyền hành là trách nhiệm của cha mẹ, vì lợi ích của trẻ em và của xã hội. Nhưng ai là người được quyết định cái gì phù hợp hay không phù hợp với lợi ích của xã hội. Nhiều thứ quyền hành trên thế giới này đang bị xem xét lại và được coi là lỗi thời : quyền của người da trắng đối với người da đen, quyền của đa số chống lại thiểu số, quyền của người chồng đối với vợ, quyền của nhà thờ… 

Một trong những thành luỹ cuối cùng của việc dùng quyền lực trong quan hệ  giữa con người là ở trong các gia đình và trường học. Vì sao trẻ em là đối tượng cuối cùng chịu hậu quả của quyền lực? Bởi vì chúng bé nhỏ, bởi vì người lớn dễ dàng biện hộ cho việc dùng quyền lực bởi lập luận “người lớn có lý” hoặc “đó là vì lợi ích của chính trẻ em”?.

Theo tôi, dần dần khi người ta hiểu được bản chất của quyền hành một cách sâu sắc và nhận thức rằng việc sử dụng nó không thể được biện hộ về đạo đức, thì các bậc cha mẹ bắt đầu áp dụng sự hiểu biết này trong gia đình; họ sẽ phải tìm ra những phương pháp mới trong quan hệ ứng xử với trẻ em.


Một nghịch lý nhưng là sự thật, đó là các cha mẹ sẽ mất ảnh hưởng của mình khi sử dụng quyền lực và trái lại có uy tín hơn đối với trẻ khi từ bỏ việc sử dụng nó. Điều hiển nhiên là những “ảnh hưởng” mà thực chất là những “cấm đoán” và “ép buộc” sẽ không thuyết phục được trẻ em, và chúng sẽ trở lại ngay với thói quen cũ khi quyền lực không còn nữa.

About Sắc Màu Cho Bé

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Được tạo bởi Blogger.