Trẻ từ 7- 12 tháng tuổi đã sẵn sàng để bước vào hành trình ăn dặm. Tuy nhiên lúc này sữa vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho trẻ và ăn dặm chỉ là ăn thêm, ăn bổ sung. Chính vì vậy cha mẹ không nên quá nặng nề việc trẻ ăn được nhiều hay ít rồi tạo tâm lý stress hay ép trẻ ăn dẫn đến tình trạng trẻ trở nên biếng ăn sau này hoặc trẻ ăn quá nhiều dẫn đến béo phì.
Cha mẹ hãy cùng trẻ tìm hiểu quãng thời gian ăn dặm và có những giây phút vui vẻ bên bàn ăn.
Các đặc điểm sinh lý của trẻ 7-12 tháng tuổi:
• Phần lớn trẻ bắt đầu mọc răng khi được 6 tháng tuổi (thời gian lý tưởng là khi trẻ được 4-10 tháng).
• Hệ tiêu hoá của trẻ dần hoàn thiện và có thể tiêu hoá nhiều loại thức ăn khác nhau
• Dương lượng dạ dày của trẻ vẫn còn nhỏ: ~200ml, tương ứng với lượng của 1 bình sữa bò. Chính vì vậy cha mẹ có thể lưu ý để đáp ứng đủ nhu cầu ăn của trẻ
• Trẻ từ 6-7 tháng tuổi có thể tự ăn, khi đó cha mẹ có thể luyện cho trẻ cầm đồ ăn. Đồ ăn cha mẹ có thể chuẩn bị dạng dễ cầm nắm và thức ăn mềm, chín, đa dạng. Điều này giúp trẻ tiếp thu mùi vị của nhiều loại thức ăn, đồng thời giúp trẻ cảm thấy hứng thú với thức ăn hơn.
Cho trẻ từ 7-12 tháng tuổi ăn như thế nào?
• Tầm quan trọng của sản phẩm chế từ sữa: trong giai đoạn này, những thực phẩm từ sữa vẫn là nguồn thức ăn chính cho trẻ. Lúc này, trẻ đang mọc răng, chức năng nhai còn kém, hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh nên sữa là thức ăn phù hợp nhất.
• Cách tăng thức ăn dặm/ bổ sung:
+ Trẻ từ 7-9 tháng tuổi: cháo, mì, bánh bao, rau vụn, đậu phụ, bột gan, thịt băm, cá, trứng và hoa quả.
+ Trẻ từ 10-12 tháng tuổi: cơm nát, các sản phẩm từ đậu, rau vụn, thịt vụn, cá trứng, các sản phẩm có nhân
• Cân bằng ăn uống cho trẻ: cha mẹ nên kết hợp đồ ăn hợp lý và phù hợp với trẻ. Thông thường , thức ăn dặm cho trẻ sẽ gồm 4 phần:
+ Đồ ăn chính: các loại ngũ cốc
+ Đồ ăn phụ chứa chất protein: cá, thịt, gia cầm, trứng, các sản phẩm chế biến từ sữa và đậu
+ Đồ ăn chứa chất khoáng và vitamin: rau xanh và hoa quả. Đặc biệt là rau lá xanh rất giàu vitamin và chất khoáng
+ Đồ ăn cung cấp nhiệt năng: mỡ thực vật, chất béo động vật và đường
-> Cha mẹ sử dụng 4 nhóm này hợp lý sẽ giúp cân bằng bữa ăn cho trẻ. Ngoài ra sữa mẹ là thức ăn lý tưởng nhất cho trẻ nên giai đoạn này có thể cho trẻ bú liên tục
Cho trẻ ăn thịt vụn như thế nào?
• Nguyên liệu: thịt lợn nạc từ 20-30g
• Cách chế biến: thịt lợn tinh, không gân, rửa sạch, thái vụn rồi băm nhỏ, thêm chút gia vị, gừng cho vào bát hấp 30-40 phút.
• Cách sử dụng: có thể nếu thịt vụn thành cháo thịt, thêm rau xanh, thêm mì hoặc xào thành món ăn.
• Lượng cho bé ăn: khi bé bắt đầu ăn thịt vụn với lượng ít từ 10-15g, mẹ nên để ý và theo dõi tình hình tiêu hoá của trẻ để xem trẻ có hấp thụ được không. Nếu trẻ đại tiện bình thường nghĩa là trẻ hấp thụ tốt và mẹ có thể tăng dần lên đến 30g. Nếu bé bị táo thì mẹ nên giảm lượng thịt hoặc thêm rau xanh tăng chất xơ cho trẻ dễ tiêu hoá.
Thực đơn dinh dưỡng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét