Bé chậm mọc răng, thông thường khoảng độ tuổi từ 6-7 tháng thì trẻ bắt đầu có hiện tượng chảy dãi hay hành sốt,.. Khoảng độ 2-3 tuổi thì những chiếc răng sữa bắt đầu hoàn thiện hơn. Cũng có nhiều trường hợp, bé mọc sớm hơn so với độ tuổi của mình. Nhưng trường hợp be lại mọc răng trễ hơn so với dự tính, như khoảng 1 tuổi bé bắt đầu mới nhú chiếc răng sữa đầu tiên. Khi ấy, chính là lúc chúng ta phải xem xét lại chế độ dinh dưỡng đã hợp lý cho bé hay không. Nào cùng tìm hiểu xem những lưu ý sau đây nhé!
1. Thiếu canxi ở trẻ nhỏ.
Bé chậm mọc răng, nguyên nhân đầu tiên là bé bị thiếu canxi. Nguồn dinh dưỡng chính của bé khoảng 6 tháng tuổi vẫn là sữa mẹ. Thông thường, bé bú mẹ hoàn toàn sẽ được cung cấp đầy đủ canxi. Trường hợp thiếu canxi dễ xảy ra với nhóm trẻ bú bình hoặc chất lượng sữa mẹ kém (nguyên nhân do mẹ ăn uống kiêng khem hoặc chế độ dinh dưỡng nghèo nàn).
Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng chậm mọc răng ở trẻ. Các mẹ cần nhớ, thực đơn cho bé ăn nên đảm bảo các yếu tố chất đường, đạm, tinh bột, chất béo.
Giai đoạn này bé có thể ăn 3 bữa cháo mỗi ngày. Bé đang trong quá trình mọc răng và vận động nhiều nên có nhu cầu canxi rất cao, mẹ nên cho bé ăn tăng cường thêm những món chứa lượng canxi dồi dào như: tôm, cua, cá, trứng, sữa, các loại rau có màu xanh đậm… Nên cho bé ăn thêm các loại hoa quả tươi, có thể cho trẻ uống nước ép hoặc xay cả bã. Lượng sữa cần thiết cho bé ở thời kì này là khoảng 500-800ml mỗi ngày, mẹ cũng có thể cho bé dùng thêm sữa chua hoặc phômai.
Mẹ nên cho trẻ ăn dứt điểm từng bữa, tránh hâm lại đồ ăn cho bé và tập cho bé ăn uống theo thời gian biểu, tránh ăn vặt.
Ngoài ra, tình trạng chậm mọc răng còn liên quan đến giảm khả năng hấp thụ vitamin D của cơ thể bé. Mẹ cần cho bé tắm nắng hàng ngày, mỗi ngày 15-30 phút vào trước 9 giờ sáng hoặc sau 4 giờ chiều để cơ thể bé tự tổng hợp vitamin D giúp hấp thu canxi tốt hơn.
2. Bổ sung cho bé chất dinh dưỡng trong thức ăn hằng ngày.
Khi mọc răng, hầu hết trẻ thường có các triệu trứng như: chảy nhiều nước dãi, biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ, luôn mút ngón tay, rất thích cắn vật rắn, đôi khi có thể sốt nhẹ, lợi sưng đỏ ở vùng răng nhú lên. Khi đó, do cơ thể không thoải mái, các bé sẽ không chịu ăn nếu thực phẩm đó kích thích và gây đau lợi. Dưới đây là một số loại thức ăn sau có thể khiến bé dịu cơn đau đớn, đồng thời vẫn đảm bảo dinh dưỡng hàng ngày cho bé:
Nấu thức ăn với thực phẩm xay nhuyễn
Loại thực phẩm này mềm và xốp, nó cho phép trẻ ăn nhiều mà không phải nhai. Ngay cả với những em bé lớn hơn cũng có thể ăn loại thức ăn này khi mọc răng nếu việc nhai thức ăn quá khó khăn. Mẹ cũng có thể nghiền trái cây và rau quả tại nhà bằng cách nấu cho đến khi mềm và trộn chúng với một lượng nước nhỏ trong máy xay sinh tố. Có thể cho bé ăn rặm các loại thực phẩm xay nhuyễn này ở dạng ấm hoặc lạnh, nhưng nướu răng của bé đang mọc răng sẽ dễ dàng tiếp nhận thực phẩm lạnh hơn.
Cho bé ăn thêm các loại bánh dặm
Loại bánh này có bán rộng rãi trong các cửa hàng và siêu thị chuyên dành cho bé . Loại bánh này mềm ra khi kết hợp với nước bọt của bé. Hầu hết bánh ăn dặm cho bé mọc răng có chứa rất ít đường và không có chất bảo quản.
Nấu chín các loại rau
Cha mẹ có thể luộc hoặc hấp rau đến khi chúng chín mềm rồi cho bé cầm các miếng rau để ăn. Cách này giúp bé vẫn hấp thu được chất xơ và các vitamin cần thiết trong giai đoạn mọc răng.
Uống đồ mát
Đồ uống mát có thể làm dịu những em bé quấy khóc trong thời gian mọc răng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, sự lựa chọn tốt nhất là nước. Trẻ sơ sinh trên 12 tháng tuổi thường rất thích sữa lạnh. Các mẹ đang cho con bú có thể cho bé bú thường xuyên hơn khi bé mọc răng để cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé, việc này cũng góp phần làm bé bình tâm và bớt quấy khóc hơn khi bị đau.
Với những chất dinh dưỡng trên, các bạn cũng có thể dùng chữa trị làm giảm bớt cơn đau răng của trẻ nhỏ khi trẻ bắt đầu mọc răng đầu tiên. Nếu bé triệu chứng sốt kéo dài không dứt thì chúng ta phải đưa bé đến bác sĩ khám ngay, để làm dịu cơn đau của trẻ nhỏ. Nếu bạn lo bé không mọc răng mà cứ nghĩ mình đã cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thì khuyên các bạn nên gặp bác sĩ để tư vấn hỗ trợ thật tốt trong quá trình phát triển toàn diện cho bé.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét