Đặc điểm tâm lý trẻ lên 3.
Muốn cùng con vượt qua giai đoạn khủng hoảng khi lên 3, các mẹ cần biết về đặc điểm tâm lý của trẻ trong giai đoạn này. Khi bắt đầu bước vào 3 tuổi, bé bắt đầu hình thành ý thức về bản thân. Bé bắt đầu thể hiện sở thích của mình như ăn uống, chơi đồ chơi gì… Bé bắt đầu đòi hỏi những thứ mình thích và bé sẽ nghĩ rằng mình có quyền được sở hữu nó. Bé cũng thích được khen ngợi, và cùng đó bé sẽ không thích khi bố mẹ phê bình.
Ngoài việc thể hiện cái tôi cá nhân, trong giai đoạn này bé cũng sẽ biết quan sát về thế giới xung quanh… Bé sẽ quan sát thế giới xung quanh mình và có cảm nhận nhất định về môi trường sinh hoạt mà bé đang sống. Cũng từ đây bé sẽ có những biểu hiện bắt trước cha mẹ. Ngoài ra, bé cũng có thể tự phân biệt về giới tính của mình cũng như biết thể hiện sự yêu ghét các trò chơi mà bé muốn hay không muốn. Bé sẽ dần hình thành cảm xúc và biểu hiện cảm xúc của bé với những người xung quanh.
Từ những đặc điểm tâm lý trên mà trong sinh hoạt , không ít gia đình bị sáo trộn bởi sự ương bướng, ăn vạ và những đòi hỏi vô lý của trẻ. Cha mẹ phải làm gì để dạy trẻ và hướng dẫn cho trẻ các suy nghĩ tích cực.
Cùng con vượt qua khủng hoảng
![](https://kidandlove.com/uploads/tre_len_3_-1.jpg)
Trong cuốn sách “Về nhân cách trẻ 3 tuổi”, V.Keler đã từng nhấn mạnh đợt khủng hoảng vĩ đại của một đứa trẻ với những biểu hiện có thể như:Bé trở nên tiêu cực hơn trong quan hệ xã hội với những người xung quanh nên đôi lúc bé không chịu phục tùng một số yêu cầu của người lớn. Bé cũng có thể ngoan cố hơn, có những phản ứng quyết liệt để thể hiện bản thân… Bạn sẽ cảm thấy con mình trở nên ngang ngạnh và không vâng lời. Bé có những hành vi tự tiện, ngoan cố…
Có thể nói những khủng hoảng trên đều dựa vào đặc điểm giai đoạn phát triển của trẻ. Mỗi một trẻ sẽ có một cách biểu hiện tính cách riêng, vì vậy cha mẹ cần dựa vào tính cách của trẻ để đưa trẻ về đúng quỹ đạo phát triển bình thường. Ông bà ta thường nói: “Dạy con từ thuở lên ba”, vậy cha mẹ sẽ phải dạy trẻ thế nào?
Thứ nhất: Đây là giai đoạn trẻ có sự quan sát thế giới xung quanh, nên cha mẹ cần tạo cho trẻ một môi trường sống “trong lành”. Thế giới quan của trẻ lúc này thường chỉ gói gọn trong gia đình và nhà trường (với những trẻ đã đi học). Vì vậy trong sinh hoạt, cha mẹ cần có thói quen sinh hoạt tốt như đi ngủ sớm và dậy sớm, giữ gìn môi trường xung quanh gọn gàng, ngăn nắp… để khi bé quan sát cha mẹ và người thân bé sẽ tự hình thành được môi trường riêng cho mình. Hướng dẫn trẻ cách chơi và cất đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. Thời gian đầu, cha mẹ hay cùng cất và hướng dẫn bé cách cất đồ chơi, sau đó khi trẻ đã có thể tự làm một mình cha mẹ cần yêu cầu trẻ phải cất đồ chơi mới được chơi.
Thứ hai, đây là giai đoạn trẻ bắt đầu có những biểu hiện về cảm xúc, vì vậy cha mẹ cần biết đâu là cảm xúc tích cực, đâu là cảm xúc tiêu cực của bé, từ đó khuyến khích bé nếu đó là cảm xúc tích cực và tỏ thái độ không đồng ý nếu đó là cảm giác tiêu cực. (Ví dụ: Nếu bé nói không thích một ai đó và có biểu hiện không tích cực, cha mẹ có thể lựa chọn thời gian thích hợp vào buổi tối trước khi đi ngủ, phân tích cho bé rằng việc không thích ai đó và biểu hiện như vậy là không tốt… việc làm trên dần dần sẽ giúp bé có thái độ tích cực hơn khi thể hiện cảm xúc.
Thứ ba, đây là giai đoạn bé muốn thể hiện cái tôi cá nhân, chính từ ý thức bản ngã trên mà bé trở nên bướng bỉnh và khó chiều hơn bao giờ hết. Bé muốn làm người lớn, muốn bắt trước người lớn, như bắt trước bố cạo râu, hay bắt trước mẹ tô son… Ở giai đoạn này cha mẹ nên ưu tiên và tôn trọng những nhu cầu của trẻ trong một chừng mực nhất định (Có nghĩa những yêu cầu của trẻ mà cha mẹ thấy phù hợp có thể khuyến khích trẻ). Cha mẹ có thể hỏi trẻ xem trẻ thích ăn gì, thích chơi gì…
Thứ tư, trong giai đoạn này cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến việc đảm an toàn cho trẻ. Thực tế, trong giai đoạn này trẻ rất hay mắc phải các tai nạn sinh hoạt như hóc, ngã do leo trèo, nghịch ổ điện, bỏng… Vì vậy, trong giai đoạn này cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ đâu là những đồ vật an toàn, đâu là đồ vật không an toàn, hướng dẫn cho trẻ biết tự bảo vệ mình khỏi các tai nạn không mong muốn.
Thông tin hữu ích quá, cảm ơn bạn đã chia sẻ nhé
Trả lờiXóa